Thời sự
Cập nhật lúc 02:14 01/01/2025 (GMT+7)
Huế chính thức trở thành TP trực thuộc Trung ương

HUẾ - Với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, Huế chính thức trở thành TP trực thuộc Trung ương từ hôm nay 1.1.2025.

 Sáng 1.1.2025, Nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương đã chính thức có hiệu lực. Tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành TP Huế trực thuộc Trung ương và là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam bên cạnh Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ và TP Hải Phòng.

Sáng 1.1.2025, Nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương đã chính thức có hiệu lực. Tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành TP Huế trực thuộc Trung ương và là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam. Các thành phố trực thuộc Trung ương khác gồm: Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ và TP Hải Phòng.

Trước đó, tối 29.12.2024, tại Quảng trường Ngọ Môn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh dấu một cột mốc lịch sử của địa phương này.
Trước đó, tối 29.12.2024, tại Quảng trường Ngọ Môn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh dấu một cột mốc lịch sử của địa phương này.
Như vậy, kể từ 1.1.2025, TP Huế trực thuộc Trung ương được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 4.947,11km² và dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế. Huế sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (ĐVHC) gồm 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện và 133 ĐVHC cấp xã.
Như vậy, kể từ 1.1.2025, TP Huế trực thuộc Trung ương được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 4.947,11km² và dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế. Huế sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (ĐVHC) gồm 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện và 133 ĐVHC cấp xã.
Chị Nguyễn Thị Minh Hiếu (người dân TP Huế) chia sẻ: “Sau khi hay tin Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương, chúng tôi rất vui mừng. Đồng thời, chúng tôi kỳ vọng Huế được phát triển nhiều hơn nữa và từ đó cuộc sống của người dân xứ Huế ngày càng tốt hơn”.
Chị Nguyễn Thị Minh Hiếu (người dân TP Huế) chia sẻ: “Sau khi hay tin Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương, chúng tôi rất vui mừng. Đồng thời, chúng tôi kỳ vọng Huế được phát triển nhiều hơn nữa và từ đó cuộc sống của người dân xứ Huế ngày càng tốt hơn”.
Từ những lần chưa đủ tiêu chí trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, các cấp chính quyền, người dân Huế đã đồng lòng, nỗ lực xây dựng và phát triển toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi lên. Từ một vùng đất cổ kính với rất nhiều di tích, Huế đã vươn mình trở thành một thành phố hiện đại, năng động và đáng sống; một trong những Trung tâm văn hóa của Việt Nam và sẽ là động lực phát triển cho khu vực.
Từ những lần chưa đủ tiêu chí trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, các cấp chính quyền, người dân Huế đã đồng lòng, nỗ lực xây dựng và phát triển toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi lên. Từ một vùng đất cổ kính với rất nhiều di tích, Huế đã vươn mình trở thành một thành phố hiện đại, năng động và đáng sống; một trong những Trung tâm văn hóa của Việt Nam và sẽ là động lực phát triển cho khu vực.
Nhiều năm qua, bên cạnh đẩy mạnh phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, Huế còn tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản Cố đô. Nhiều công trình di tích bị thiên tai, chiến tranh phá hủy đã được Huế phục hồi, tu bổ thành công. Những kết quả đạt được đã chứng minh công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.
Nhiều năm qua, bên cạnh đẩy mạnh phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, Huế còn tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản Cố đô. Nhiều công trình di tích bị thiên tai, chiến tranh phá hủy đã được Huế phục hồi, tu bổ thành công. Những kết quả đạt được đã chứng minh công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, để thực hiện mục tiêu phát triển Huế theo hướng trở thành đô thị hiện đại, văn minh, thân thiện, cởi mở chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Huế sẽ ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản Cố đô, bản sắc văn hóa Huế, con người Huế một cách bền vững, theo hướng “bảo tồn đi liền với phát triển”.  “Theo định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế khi TP Huế lên Trung ương, sẽ ưu tiên chú trong kêu gọi đầu tư vào các ngành trọng điểm như du lịch, công nghiệp, nông - lâm - nghiệp - thủy sản, phát triển kinh tế biển và đầm phá, phát triển kinh tế di sản gắn với du lịch và công nghiệp văn hóa. Trong đó, chú trọng phát triển kinh tế di sản gắn với du lịch và công nghiệp văn hóa. Xây dựng nền tảng kinh tế của thành phố dựa trên 3 trụ cột là kinh tế du lịch, kinh tế di sản, kinh tế tuần hoàn; phát huy giá trị di sản bằng du lịch văn hóa, cảnh quan, đô thị và sinh thái. Quy hoạch không gian để mỗi di sản trở thành hạt nhân tạo động lực phát triển. Ngoài ra, đầu tư phát triển các khu đô thị, khu dân cư nông thôn với các tiêu chí đảm bảo quy định, phù hợp với định hướng giữ gìn và phát huy các không gian đô thị di sản, chú trọng phát triển xanh, bền vững, thông minh và có nét đặc trưng riêng” - Chủ tịch Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, để thực hiện mục tiêu phát triển Huế theo hướng trở thành đô thị hiện đại, văn minh, thân thiện, cởi mở chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Huế sẽ ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản Cố đô, bản sắc văn hóa Huế, con người Huế một cách bền vững, theo hướng “bảo tồn đi liền với phát triển”. “Theo định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế khi TP Huế lên Trung ương, sẽ ưu tiên chú trọng kêu gọi đầu tư vào các ngành trọng điểm như du lịch, công nghiệp, nông - lâm - nghiệp - thủy sản, phát triển kinh tế biển và đầm phá, phát triển kinh tế di sản gắn với du lịch và công nghiệp văn hóa. Trong đó, chú trọng phát triển kinh tế di sản gắn với du lịch và công nghiệp văn hóa. Xây dựng nền tảng kinh tế của thành phố dựa trên 3 trụ cột là kinh tế du lịch, kinh tế di sản, kinh tế tuần hoàn; phát huy giá trị di sản bằng du lịch văn hóa, cảnh quan, đô thị và sinh thái. Quy hoạch không gian để mỗi di sản trở thành hạt nhân tạo động lực phát triển. Ngoài ra, đầu tư phát triển các khu đô thị, khu dân cư nông thôn với các tiêu chí đảm bảo quy định, phù hợp với định hướng giữ gìn và phát huy các không gian đô thị di sản, chú trọng phát triển xanh, bền vững, thông minh và có nét đặc trưng riêng” - Chủ tịch Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.
Đặc biệt, Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” và Festival Huế 2025 sẽ được tổ chức tại Huế. Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 được kỳ vọng là cú hích rất quan trọng giúp cho kinh tế - xã hội nói chung và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng khởi sắc, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong đầu tư phát triển, xây dựng các sản phẩm mới, hấp dẫn, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đặc biệt, Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” và Festival Huế 2025 sẽ được tổ chức tại Huế. Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 được kỳ vọng là cú hích rất quan trọng giúp cho kinh tế - xã hội nói chung và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng khởi sắc, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong đầu tư phát triển, xây dựng các sản phẩm mới, hấp dẫn, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Với chuỗi các hoạt động, sự kiện được tổ chức trong Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế năm 2025, Huế kì vọng sẽ thu hút khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 38 - 40% tổng lượt khách; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 10.800 - 11.200 tỉ đồng.
Với chuỗi các hoạt động, sự kiện được tổ chức trong Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế năm 2025, Huế kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 38 - 40% tổng lượt khách; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 10.800 - 11.200 tỉ đồng.
Thời kỳ mới, sẽ giúp TP Huế bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Là cơ hội để Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Trong tương lai sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Thời kỳ mới, sẽ giúp TP Huế bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Là cơ hội để Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Trong tương lai sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

https://laodong.vn/photo/hue-chinh-thuc-tro-thanh-tp-truc-thuoc-trung-uong-1443391.ldo

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN (BÁO LAO ĐỘNG)

In
Về đầu
Lượt truy cập: