Thời sự
Cập nhật lúc 10:52 21/12/2024 (GMT+7)
Sắp xếp bộ máy Bộ Tài nguyên và Môi trường tinh gọn, hiệu quả

Mục tiêu tổng quát của ngành Tài nguyên và Môi trường bao gồm việc tổ chức bộ máy được sắp xếp, kiện toàn tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Sắp xếp bộ máy Bộ Tài nguyên và Môi trường tinh gọn, hiệu quả

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, hội nghị diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành Tài nguyên và Môi trường, khi toàn Ngành đang tập trung thực hiện đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, bảo đảm hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Ảnh: Khương Trung

Nhiều thành tựu nổi bật

Ngày 21.12.2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành tài nguyên và môi trường. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, trong năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương. Trong đó, nổi bật là:

Thứ nhất, thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn phát triển của đất nước.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Khương Trung
Các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Khương Trung

Thứ hai, hệ thống các quy hoạch ngành quốc gia được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phân bổ, bố trí, sử dụng hợp lý không gian và nguồn lực cho phát triển các ngành, lĩnh vực, các vùng kinh tế - xã hội, các địa phương và cả nước.

Thứ ba, công tác quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển, làm nền tảng thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, có chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu về môi trường đã trở thành tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả, tính bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia và từng địa phương.

Thứ năm, công tác dự báo khí tượng, thủy văn, dự báo, cảnh báo thiên tai luôn chủ động “đi sớm, đi trước”, chất lượng được nâng lên.

Thứ sáu, công tác chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực; công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thông tin, truyền thông ngày càng đổi mới, thiết thực, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước.

Sắp xếp bộ máy tinh, gọn, mạnh

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác quản lý nhà nước ngành Tài nguyên và Môi trường cũng còn những mặt tồn tại, hạn chế, đó là: Một số thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; chất lượng triển khai chính sách, pháp luật không đồng đều giữa các địa phương;

Nguồn lực tài nguyên ở nhiều nơi chưa được sử dụng hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, gây nên tình trạng lãng phí; việc vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản còn xảy ra ở nhiều nơi; Tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông, cụm công nghiệp, làng nghề, ô nhiễm không khí tại các đô thị chưa được quan tâm khắc phục;

Công tác phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để; công tác chuyển đổi số trong Ngành chưa đáp ứng với yêu cầu quản trị hiện đại; Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, địa bàn còn hạn chế.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, trong năm 2025 ngành sẽ tập trung vào các nhiệm vụ: Quyết tâm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đi đôi với kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo đúng định hướng, đảm bảo bộ máy sau khi sắp xếp thật sự tinh, gọn, mạnh, hoạt động thông suốt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách tài nguyên và môi trường, trọng tâm là ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức và thi hành động bộ các luật đất đai, tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản. Nghiên cứu đề xuất sửa đổi luật Bảo vệ môi trường, luật Tài nguyên môi trường và Hải đảo, luật đa dạng sinh học. Bổ sung các thể chế chính sách để kiến tạo phát triển theo hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế cac-bon thấp, hướng tới mục tiêu Net Zero...

https://laodong.vn/xa-hoi/sap-xep-bo-may-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-tinh-gon-hieu-qua-1438568.ldo

NGUYỄN HÀ (BÁO LAO ĐỘNG)

In
Về đầu
Lượt truy cập: